Đất tử sa là gì và có từ khi nào?

1. Đất tử sa là gì?

Đất tử sa – dùng để chỉ loại đất dùng để làm gốm Tử Sa ở Nghi Hưng.

TỬ SA: là thuật ngữ chung để gọi Tử nê, hoàng nê, lục nê, thanh nê, bạch nên …nó là một thuật ngữ ko dùng để chỉ chính xác một loại đất với màu sắc cụ thể nhất định mà là một nhóm các loại đất sét có đặc tính độc nhất vô nhị ở Nghi Hưng.

TỬ SA  là một từ ghép bởi 2 chữ Tử – là tím: bao gồm tím hồng, tím lam, tím nâu, tím xanh….. sau khi loại quặng thô này đc luyện thành đất sét, chế tác và nung thành đồ gốm thì cho ra các màu khác nhau nâu tím, nâu đen, đỏ tía….

Sa – là cát. Dùng để chỉ cấu trúc dạng kết tụ của đất tử sa.

Các khoáng chất chính của đất tử sa Nghi Hưng là Thạch anh – đất sét – mica và hematit. Các loại khoáng chất như Thạch Anh, hematit và mica sẽ tạo thành một lượng lớn các chất kết tụ, trong quá trình nung các chất kết tụ này không chỉ tạo nên hình khung của ấm tử sa nhờ kết cấu của cát mà còn tạo thành cấu trúc lỗ khí khổng kép của ấm tử sa .

Do đó ấm tử sa có khả năng thoát khí rất tốt tạo nên độ ngon đặc biệt khi dùng ấm tử sa pha trà.Trong quá trình làm đất, trộn đất, nện đất, hình thức và màu sắc của Tử sa nê có thể đc thay đổi bằng thêm vật liệu phối trộn và kiểm soát nhiệt độ nung nhưng cấu trúc khoáng chất của nó, cái gọi là kết cấu Sa – Cát thì rất khó thay đổi.

Ngoài ra đất tử sa còn đc gọi là Ngũ sắc thổ hay phú quý thổ. Ngũ sắc thổ ở đây ko chỉ là 5 màu theo thuyết âm dương ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ mà ở đây còn chỉ sự phong phú màu sắc của đất.

Phú Quý thổ – tên gọi theo vị tăng nhân người đã có công đầu tìm ra và hướng dẫn người dân khai thác đất ở hạng động trên núi, đất khi khai thác ra có màu sắc đa dạng đẹp như gấm vóc.

Tên gọi của đất tử sa Nghi Hưng hiện tại rất mơ hồ và lộn xộn. Một số đc đặt tên theo màu sắc của quạng thô như Tử nê, lục nê….Một số lại dựa trên kết hợp của nơi khai thác mà màu sắc quặng thô như Lục nê Bắc sơn, hồng nê triệu trang ……Một số lại đặt tên theo màu sắc sản phẩm như Hoàng kim đoạn nê, đại hồng bào, Tử gia đẳng….Lại có nghê nhân đặt tên theo trải nghiệm của bản thân …Có thể nói là vô cùng đa dạng về tên gọi .

Do vậy với những tính chất độc đáo và đặc trưng của đất tử sa  thì hiện ta sẽ phân loại theo đặc tính của nó. Cách phân loại khoa học hơn hiện nay là chia quặng thô đất tử sa (đc gọi là quặng nguyên bản) theo đặc tính kết cấu và màu sắc thành ba loại: Tử Nê – Hồng nê – và Đoạn nê.

TỬ NÊ – NẰM ở phần xen giữa và trên của khoáng tầng giáp nê, được gọi là Nham trung nham – Đá trong đá  và Nê trung nê – đất sét trong đất sét. Quặng nguyên bản thô có màu tím, nâu đỏ, tím nâu, và các màu hỗn hợp khác, sau khi nung thì sẽ chuyển sang các màu hạt dẻ, nâu , tím chu sa, ….

HỒNG NÊ – Nằm trong lớp xen giữa cát kết thạch anh ở phần trên của trầm tích .Quặng nguyên bản thô có màu vàng ,vàng xanh sau khi nung chuyển sang màu đỏ, đỏ đậm, đỏ nhạt .

ĐOẠN NÊ – HAY CÒN GỌI LÀ LỤC NÊ: Nằm dưới đỉnh và phần trên của quặng tầng giáp nê. Quặng nguyên bản thô có màu xanh lục nhạt, xanh xám,  trứng xám …sau khi nung sẽ có màu vàng với các sắc thái đậm nhạt trầm tươi khác nhau .

THUẦN KHOÁNG NÊ: ĐẤT sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản ko pha trộn .

BÍNH CHẾ NÊ: ĐẤT TỬ SA SỐNG CÓ THÀNH PHẦN PHỐI TRỘN NHÂN TẠO .

NHẤT TÍNH THUẦN KHOÁNG NÊ: Đất sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản đơn, đặc trưng là quặng đất sét đơn chất lượng cao, nguồn gốc tự nhiên không thêm bất kỳ vật liệu quặng tử sa và vật liệu tạo màu nào trực tiếp luyện thành đất sét tử sa, đó chính là giới hạn cao nhất đc gọi là Chính Tông tử sa nê.

Ngoài ra có một số loại khoáng đất tử sa nguyên bản có kết cấu thô, độ nhớt và độ dẻo kém cần bổ sung thêm thích hợp 1 loại đất sét có độ nhớt tốt để cải thiện dộ dẻo của đất, lại có một số loại khoáng đất sét tử sa tinh khiết kết cấu mịn, độ cát ít hơn cốt yếu thiếu kết cấu cát nên nhiệt độ nung thấp thì cần phải thêm một lượng thô thích hợp khoáng chất hạt để tăng cường kết cấu cát và cải thiện độ chịu nhiệt. Những loại này vẫn đc gọi là Chính tông tử sa nê.

PHỨC HỢP TÍNH THUẦN KHOÁNG NÊN: Đất sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản hỗn hợp.tức là trộn hai hoặc 3 loại đất tử sa lại với nhau. Sự kết hợp của các loại khoáng tử sa với nhau tạo ra các loại đất sét tử sa có tính chất khác nhau phát huy các ưu điểm riêng của nó, giống như chất kết dính và cát, nếu tỉ lệ ko hợp lý sẽ làm cho khả năng tạo hình và hiệu quả thẩm mỹ sau khi nung ko đẹp. Do vậy đất sét tử sa kết hợp ko phải là loại đất tử sa chất lượng thấp mà còn có thể xem là Chính tông tử sa.

Hiện nay phần lớn thành phẩm đc dùng làm ấm tử sa là đất tử sa phối. Ngoại trừ 1 số ít loại đất sét tử sa nguyên bản hiệu quả tổng thể của đất tử sa phối tốt hơn so với đất tử sa đơn. Việc phối trộn khoáng đất sét tử sa không phải là ứng dụng mới sau này mà sau khi ấm tử sa ra đời đất sét Tử sa PHỐI đã được sử dụng rộng rãi trong chế tác ấm tử sa.

BÍNH CHẾ NÊ: là loại đất tử sa phối từ Nhất tính thuần khoáng nê hoặc Phức hợp thuần khoáng nê với đất sét tự nhiên  có màu hoặc oxit kim loại tạo màu. Nguyên tắc điều chế đất sét tử sa chủ yếu là tạo màu. Ban đầu là sử dụng các vật liệu khoáng tự nhiên hoặc các sắc tố thực vật tự nhiên như thạch hoàng, đất sét mangan ….sau đó sử dụng các oxit kim loại hiện đại để đạt được hiệu ứng mong muốn.

Tuy nhiên do tác dụng tạo màu của các oxit kim loại nên chất lượng của đất tử sa ban đầu rất khó để đánh giá được, Vì vậy mà đất tử sa giả vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến danh tiếng đất tử sa Nghi Hưng.

2. Đất tử sa có từ khi nào ?

Theo kết quả khảo cổ học thì đất tử sa có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với lịch sử của ấm tử sa. Theo kết quả khai quật khảo cổ học thì men ngọc trong lăng mộ của Lục triều và men ngọc ở lò Rồng thời cổ nhà Đường đều đc làm bằng đất tử sa, từ đó mở ra tạo nền móng cho sự phát triển của đất tử sa ở các thế hệ sau và sự ra đời của ấm tử sa vào thời nhà Minh.

Nơi khai thác và phát triển đất tử sa sớm nhất là núi Hoàng  long và các khu vực lân cận ở thị trấn Đinh Thục.

 

Không có thẻ

Bài viết liên quan

Bình luận