Lớp trắng trên trà phổ nhĩ quýt nó là “sương” hay là “mốc”?

Lớp trắng trên trà phổ nhĩ quýt nó là “sương” hay là “mốc”?

Có lẽ một số trà hữu khi uống trà phổ nhĩ quýt (tiểu thanh cam) đã từng bắt gặp lớp trắng bao quanh vỏ quả quýt, mà không biết lớp này có phải là “mốc” không? Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Trà phổ nhĩ “tiểu thanh cam” là gì?

Trà phổ nhĩ tiểu thanh cam khác với trà phổ nhĩ “đại hồng cam” thường thấy, tiểu thanh cam sử dụng loại quýt vùng Tân Hội (Quảng Đông) “chưa trưởng thành” vào thời gian tháng 7 hằng năm.

Hàm lượng tinh dầu của tiểu thanh cam cao hơn đại hồng cam, mùi quýt mạnh hơn, dược tính cũng tốt hơn.

Tiểu thanh cam sử dụng cùng trà phổ nhĩ chín, quy trình làm loại trà này như sau:
1. Hái quả: hái quýt, lựa chọn những quả quýt kích thước phù hợp
2. Rửa quả: rửa, diệt khuẩn, cắt nắp quả, lấy thịt bên trong, rửa lại
3. Nhồi trà: nhồi đầy trà phổ nhĩ chín vào bên trong quả, đậy nắp lại
4. Làm khô: sấy khô, hoàn thành

phổ nhĩ tiểu thanh cam

Vậy thì lớp màu trắng chúng ta thấy là gì?

Đó là “sương” trên vỏ quýt, không phải là mốc. Trong quả tươi có chứa một lượng nước lớn, ngoài ra còn có glucoza và fructoza, khi nó bị phơi khô, glucoza và fructoza chứa trong thịt quả sẽ ngấm ra ngoài vỏ và cô đặc lại thành chất bột màu trắng. Tại Tân Hội – quê hương của loại quýt này, “sương trắng” trên tiểu thanh cam được gọi là “não tinh” hoặc “cam dầu tinh”.

Lớp “sương trắng” này không phải là mốc, mà là do tiểu thanh cam ở vùng Tân Hội sau quá trình phơi nắng hoặc hong khô ở nhiệt độ thấp hình thành nên lớp bột màu trắng trên vỏ quýt.

“Sương trắng” là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm chất của quả khô, đồng thời còn có giá trị dinh dưỡng và tác dụng tốt cho cơ thể, nó có thể làm nhuận phế, trị khô họng, ho.

Nguyên nhân hình thành lớp sương trắng này

Một là vùng trồng quýt. Điều kiện địa lý độc đáo của Tân Hội khiến cho quýt vùng này có lượng nước lớn. Phần lớn, chỉ có quýt xanh trồng ở vùng Tân Hội mới có hiện tượng “sương trắng”, càng là những vùng trồng quýt chính tại Tân Hội thì lượng “sương trắng” càng nhiều.

Hai là phương thức gia công. Muốn lên được lớp sương trắng, phải giữ được hoạt tính của nang dầu trên bề mặt quýt, nếu nang dầu bị phá vỡ thì sẽ khó tạo được sương trắng, giá trị của quýt sẽ giảm đi theo. Nếu muốn giữ được sự hoạt tính của nang dầu, chỉ có thể dùng cách phơi khô tự nhiên hoặc dùng nhiệt thấp hong khô trong một thời gian dài, mới xuất hiện được sương.

Ba là điều kiện lưu trữ. Trong môi trường lưu trữ thích hợp, kín, sau thời gian dài lưu trữ, tinh dầu dần dần nổi lên trên bề mặt vỏ, bị ô xi hóa thành lớp xương trắng.

Tiểu thanh cam liệu có mốc không?

Có thể mốc, phần lớn là do vận chuyển hoặc lưu trữ không đúng cách. Sương trắng sẽ có màu trắng, còn mốc thường màu vàng hoặc xanh. Nếu mốc, nó không chỉ xuất hiện ở lớp vỏ ngoài mà cả phần trà phía trong cũng sẽ bị lây. Lớp sương trắng trên vỏ quýt không khiến quả biến chất, ngửi vẫn thấy mùi thơm của quả, còn nếu đã mốc thì sẽ ngửi thấy mùi mốc, đắng hoặc thiu.

Xem thêm

Bàn trà – khay trà

– Trà Thái Bình Hầu Khôi

Không có thẻ

Bài viết liên quan

Bình luận