Các dáng ấm tử sa phổ biến nhất hiện nay

Các dáng ấm tử sa ngày nay hết sức đa dạng. Mỗi chiếc ấm đều được các nghệ nhân chạm khắc một cách tinh tế. Nhìn không khác gì những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Không những vậy, ấm tử sa còn nổi tiếng với khả năng thẩm thấu hương trà đặc biệt. Nắp ấm khít nên giữ hương được lâu. Bên cạnh đó, ấm còn có thể giữ trà lâu không bị mốc nếu vô tình chủ nhân có quên không đổ bã trà. Mời các trà hữu cùng tìm hiểu các dáng ấm phổ biến nhất hiện nay:

Dáng ấm Tử Sa Tây Thi

Ấm tử sa Tây Thi

Ấm Tử Sa Tây Thi vốn có tên gọi là ấm Văn Đán. Nó ra đời vào thời nhà Thanh do nghệ nhân nổi tiếng Từ Hữu Tuyền chế tác. Sau này chiếc ấm được cách điệu với những đường nét mềm mại nên còn được gọi là “Tây Thi Nhũ”. Các dáng ấm tử sa Tây Thi mô phỏng bầu ngực căng tràn của nàng Tây Thi. Núm nắp nhìn tựa nhũ đầu, phần vòi ngắn xinh xinh. Cùng với phần quai ngược độc đáo, thân ấm tròn trông lại càng bắt mắt.

Chính vì nhờ dáng vẻ “mỹ miều” ấy mà ấm Tử Sa Tây Thi được nhiều người trong giới thưởng trà ưa chuộng. Khi rót trà, dòng nước chảy mềm mại suôn dòng đẹp mắt.

Ấm tử sa Đức Trung

 

Ấm Đức Trung

Ấm Đức Trung là một trong các dáng ấm tử sa được giới thưởng trà ưa thích. Đây là loại ấm kiểu chuông. Hình dáng tôn nghiêm và có cấu trúc cân đối. Bên ngoài trông ấm khá mộc mạc và đơn giản. Tuy nhiên, hội tụ bên trong là kỹ năng chế tác đỉnh cao của nghệ thuật sản xuất ấm tử sa truyền thống.

Nghệ nhân làm ấm Đức Trung nổi tiếng nhất phải kể đến đó là Thiệu Đại Hạnh. Những chiếc ấm mà ông đã từng chế tác đa phần là ấm hình trơn. Họa tiết được cường điệu, kết cấu hài hòa. Và chúng thường được làm bằng chu sa nhuận sắc.

Ấm Tử Sa Chuyết Chỉ

 

Ấm tử sa chuyết chỉ

Sẽ thật thiếu sót nếu trong những dáng ấm tử sa, chúng ta quên không nhắc đến ấm tử sa chuyết chỉ. Ấm được tạo hình đơn giản và không quá cầu kỳ như nhiều mẫu ấm khác. Ấm bao gồm nhiều hình cầu và bán cầu được xếp chồng và đan xen lẫn nhau. Tạo hình này cũng là nguồn gốc ra đời của cái tên chuyết chỉ.

Trong tiếng Hoa, chuyết chỉ có nghĩa là trùng trùng điệp điệp. Dáng vẻ của ấm đã làm cho bao người phải mê đắm. Chiếc ấm như được sinh ra để dành cho việc thưởng trà. Nước trà trong veo, đậm vị và lưu mùi hương thoang thoảng của lá trà xanh.

Ấm tử sa Thạch Biều

 

Ấm tử thạch biều Đại Hồng Bào V314
Ấm tử sa thạch biều

Dòng ấm Thạch Biều ra đời vào thời Bắc Tống do Tô Đông Pha sáng tạo nên. Ban đầu ấm có tên là Thạch Điều. Theo tiếng Trung, “Điều” có nghĩa là đồ vật có vòi và quai xách được treo để đun nước pha trà. Về sau, Tô Thức đã làm nên những chiếc ấm “Điều” bằng gốm đầu tiên thay thế cho chiếc ấm kim loại. Sau này, Tô Đông Pha phát hiện ra những chiếc ấm này pha trà rất ngon. Vì thế đã dùng đất tử sa để mô phỏng lại.

Mãi sau này, ấm Thạch Điều đến thời nghệ nhân Trần Mạnh San và Dương Bành Niên đã xuất hiện nhiều biến đổi lớn. Thân ấm được làm theo cấu trúc kim tự tháp. Phần thân trên nhỏ. Thân dưới phình ra cùng ba chân trụ vững vàng, trọng tâm hướng xuống. Vòi ấm thẳng và ngắn, hướng lên giống như chiếc đầu rồng. Khi dùng ấm rót trà, dòng nước chảy mạnh và tuôn như suối.

Cố Cảnh Chu là người rất yêu thích ấm Thạch Điều. Ông đã dẫn một câu nói của người xưa để bày tỏ tình cảm đó: “ Nhược thủy tam thiên duy ẩm nhất biều”. Và từ biều trong câu dẫn ấy dần trở nên phổ biến trong dân gian. Chính vì vậy, đến nay người ta vẫn thường gọi ấm với cái tên ấm Thạch Biều.

Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên

 

Ấm tử sa Mỹ Nhân kiên V420
Ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên

Thoạt nghe cái tên, có lẽ bạn cùng có thể phần nào mường tượng được dáng vẻ của chiếc ấm này. Trông nó giống như bờ vai gợi cảm của thiếu nữ xuân thì. Nhưng lại ẩn chứa bên trong dáng vẻ trang nghiêm, quý phái đầy mê hoặc.

Ấm được tạo nên bởi các đường nét uyển chuyển, mềm mại. Điểm nhấn bên ngoài nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nắp và thân ấm không có gờ. Nhờ vậy, khi ta vuốt nhẹ tay từ phần nắp ấm xuống phía dưới thân sẽ cảm thấy sự liền mạch hoàn hảo. Chiếc ấm không bị gợn mà cảm tưởng như được đúc ra từ một khối. Có lẽ đây cũng là phần khó khăn nhấn trong việc tạo nên những chiếc ấm tử sa mỹ nhân kiên thủ công.

Vừa sở hữu vẻ đẹp hoàn mỹ lại đòi hỏi kỹ thuật chế tác tinh tế, ấm tử sa mỹ nhân kiên trở thành một trong những mẫu ấm tử sa nổi tiếng nhất.

Ấm Báo Xuân

 

Ấm tử sa báo xuân hoa mai ATS169
Ấm báo xuân hoa mai

Vào thời xa xưa, khi đến những ngày lập xuân, một số người sẽ thường hóa trang thành các viên quan xuân đi khắp phố. Họ hô vang: “Xuân đến rồi, xuân đến rồi”. Lấy cảm hứng từ hình ảnh này, các nghệ nhân xưa đã bắt đầu chế tác ra ấm báo xuân. Phần nắp, vòi và quai của ấm đều có dạng cành cây. Thân ấm tròn. Phần bầu đáy thon, càng làm tôn thêm vẻ diễm lệ, tinh tế của ấm.

Nổi bật nhất chính là phần vòi ấm hướng lên đầy ngạo nghễ. Nó tượng trưng cho sức xuân căng tràn và ý chí ngoan cường không chịu khuất phục. Ngày nay, chúng ta thường gặp Hai biến thể phổ biến của Ấm Báo Xuân là Ấm tử sa Báo Xuân Mai và Ấm tử sa Báo Xuân Đào .

Ấm Tử Sa Tư Đình

Ấm tử sa Tư Đình ATS45
Ấm tử sa Tư Đình

Mới đầu, những chiếc ấm Tử Sa Tư Đình có phần miệng ấm và vòi khá nhỏ gọn. Tên của nghệ nhân chế tác sẽ thường được khắc ở dọc theo viền nắp hay đáy ấm. Sau này, người ta dùng triện để đóng dấu tên ở đáy ấm. Phần vòi ấm được thiết kế cách khá xa phần thần trên, thường là một lỗ không có lưới lọc. Ấm có dáng phình to bên dưới. Đây được xem là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa . 

Ấm tử sa Thủy Bình

 

Ấm tử sa thủy bình V484
Ấm tử sa thủy bình

Vào giữa đời nhà Minh, Đại Minh rất thịnh hành về phẩm trà, nên các loại ấm nhỏ mới được sử dụng rộng rãi, vậy là ấm thủy bình ra đời nhưng cũng chỉ trong 1 trình độ kĩ thuật nhất định. Cũng vào lúc đó, tại Phúc Kiến Quảng Đông cũng rất thịnh hành “Công Phu Trà”, mỗi khi uống trà, bên trong ấm bỏ rất nhiều lá trà, chỉ dùng nước sôi để pha.

Lá trà nở, vòi bị nghẹn, nước trà không chảy ra được. Nên cần phải để ấm trong 1 cái tô lớn, dùng nước sôi tôi lên ấm, đến khi sắp đầy tô thì ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng. Như thế nước trà mới rót được ra. Để được như vậy thì kĩ thuật làm ấm phải cực kì tinh xảo, nguyên liệu đất làm quai và vòi ấm có trọng lượng và kích thước tương ứng

Ấm nỗi lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngã, đó là lí do tại sao người ta đặt tên ấm là Thủy Bình. Ấm Thủy Bình được xem là tiêu biểu nhất của ngày xưa phải nhắc đến ấm Thủy bình của Huệ Mạnh Thần. Tuy nhiên hiện nay có nhiều ấm không nổi thăng bằng nhưng vẫn được gọi là ấm dáng thủy bình do có những đặc điểm về hình dáng của ấm thủy bình

Ấm tử sa Long Đán

 

Ấm tử sa long đán V287
Ấm tử sa Long Đán

Long đán được dịch nghĩa là : Trứng rồng , đúng như tên gọi thân ấm có hình dáng giống như quả trứng, ngoài ra đặc điểm nỗi bật khác là có phần vòi ngắn rót thẳng quai ấm ngược rất giống với ấm dáng tây thi. Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích.

Về  tên gọi Ấm Long Đán khời nguồn: cách tạo hình ấm Long Đán dựa vào dáng hình quả trứng, trong thi kinh “ Tì hưu xuất thế ”có ghi chép : Tì Hưu là thái tử của rồng  từ trong trứng rồng đập vỡ đi ra, con trong dân gian Tì Hưu còn có ý nghĩa phong thủy, “Nhà có Tì Hưu vạn sự đều tốt” là hàm ý trong đó, còn trong văn hóa đông phương thì rồng là cao nhất trong các hình ảnh về cát tường,dựa vào trứng rồng đặt tên gọi cho dáng ấm là cách gọi cho sự viên mãn và cát tường

Ấm tử sa biển phúc

 

Ấm tử sa biển phúc V606

Ấm tử sa biển phúc: bụng phẳng hoặc bụng trống, người Nhật rất yếu thích dáng ấm này bởi vì ấm bụng lớn,thành mỏng, miệng rộng rất dễ tháo trà rất thích hợp dùng để pha các loại lục trà của nhật. Ngoài ra ưu điểm nữa được yêu thích của dáng ấm này là dòng nước dài và tròn như một sợi dây, tổng thể ấm rất đối xứng và mạnh mẽ và cân bằng. Nếu nhìn từ trên xuống thì thấy núm, đường tròn của nắp, viền miệng và thân ấm như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp. Đây thực sự là một dáng ấm kinh điển

Ấm tử sa Đường Vũ

 

Ấm trà tử sa đường vũ V490
Ấm tử sa Đường Vũ

xuất phát từ triều đại nhà Đường, tay cầm do Lục Vũ sáng tạo ra đó là lý do của cái tên Đường Vũ. Ấm Đường Vũ được làm ra với phù hợp với yêu cầu uống trà của người xưa, thời đó người ta dùng chủ yếu là các loại trà bánh và trà nén.

Trà được nghiền nhỏ cho vào trong ấm rồi đun sôi trên bếp than (gọi là nấu trà ) vì vậy nên ấm có chiếc tay dài làm quai để dễ dàng cầm ấm trên bếp mà không bị bỏng, rất thực dụng. Tay ấm nhìn như cánh chim rất đẹp, tổng thể ấm đơn giản mà cổ kính như lịch sử của nó vậy .

Mong rằng những gợi ý về các dáng ấm tử sa đang được ưa chuộng nhất  sẽ phần nào hữu ích với các bạn độc giả. Để tìm mua các sản phẩm ấm tử sa chất lượng, xin vui lòng truy cập website: hongtra.vn. Chúc các bạn một ngày mới tốt lành.

Không có thẻ

Bài viết liên quan

Bình luận