Các kiểu lỗ lọc của ấm tử sa và yếu tố quyết định độ mạnh của dòng nước khi rót

Ấm tử sa có 3 dạng lỗ lọc: độc khổng, võng khổng (đa khổng), cầu khổng (lọc tổ ong)

Ấm đời Minh thường là độc khổng (1 lỗ lọc), điều này là do công cụ làm ấm lúc đó hầu hết là bằng tre, không làm được những lỗ lọc nhỏ. Nửa cuối đời Thanh ấm thường là đa khổng, những loại lọc đa khổng thường thấy như 7 lỗ, 9 lỗ, 14 lỗ…Những năm 70 của thể kỷ 20, lần đầu xuất hiện ấm lọc tổ ong trong ấm tử sa xuất khẩu sang Nhật Bản. Yêu cầu về lỗ lọc của loại ấm này là phải sắp xếp trật tự, thiết kế theo hình dạng của vòi.

Số lượng lỗ lọc của một chiếc ấm không có mối quan hệ trực tiếp đến độ mạnh của dòng nước khi rót ra. Độ mạnh của dòng nước phụ thuộc vào 4 yếu tố:

1. Áp lực nước
2. Áp suất khí quyển
3. Thủy động lực
4. Lượng nước rót ra

Xem thêm: Bộ ấm chén tử sa BACTS13

Áp lực nước quyết định bởi áp lực của nước trong ấm. Khoảng cách giữa vị trí thoát nước và vị trí mực nước trong ấm càng lớn thì áp lực nước càng lớn, dòng nước càng mạnh. Có nghĩa là, gốc vòi càng thấp thì dòng nước chảy càng mạnh, ví dụ như dáng ấm thạch biều tử dã.

Áp suất khí quyển phụ thuộc vào khí khổng ở núm ấm. Nếu khí khổng nhỏ quá, khi rót nước, không khí đi vào trong chịu sự hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến dòng nước.

Thủy động lực phụ thuộc vào hình dáng của vòi ấm. Nếu vòi nhiều góc ngoặt thì động lực giảm, dòng nước sẽ yếu hơn, giống như vòi dáng ấm mỹ nhân kiên.

Nếu vòi rộng thì lượng nước rót ra lớn.

Vì vậy, trong rất nhiều dáng ấm, thì dáng thạch biều Cảnh Chu dòng tốt nhất, vì dáng ấm này thỏa mãn cao độ bốn yếu tố trên, tiếp theo là dáng ấm thạch biều Tử Dã và những dáng ấm có cấu tạo tương tự như thạch biều Tử Dã.

Xem thêm:

Cách khai ấm tử sa nhanh và đơn giản nhất

 

Không có thẻ

Bài viết liên quan

Bình luận