Có lẽ các bạn trà hữu đã từng uống món trà phổ nhĩ (sống/chín) thơm mùi nếp, vậy mùi nếp đó có từ đâu?
Đó là mùi của một loại lá mang tên “lá nếp” của vùng Tây Song Bản Nạp – Vân Nam – Trung Quốc, với tên khoa học Semnostachya menglaensis H.P.Tsui.
Lá nếp có nhiều thành phần mùi thơm và các Axit amin có lợi cho cơ thể người, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thường được người dân tộc thiểu số Vân Nam trồng quanh nhà để làm thuốc giải cảm, khi bị cảm sốt đau đầu, họ sẽ ngắt lá nấu cùng trà để uống.
Thường thì, sẽ có 2 cách tạo mùi nếp cho trà phổ nhĩ. Cách 1 là đối với phổ nhĩ sống, họ nghiền lá này ra rồi trộn cùng trà theo tỷ lệ nhất định và ép thành viên trà phổ nhĩ sống nhỏ (như ảnh dưới). Sau này, cùng với sự phát triển của kỹ thuật gia công, người ta nghĩ ra cách dựa vào đặc tính hút mùi của lá trà, dùng kỹ thuật hấp bằng cách nấu lá nếp ở tầng dưới, để trà bên trên rồi hấp khiến cho mùi nếp ám vào trà, cho ra thành phẩm là loại trà phổ nhĩ chín mang mùi nếp. Chúng ta có thể gặp loại trà này ở dạng viên, cục hay trà hóa thạch